Hàm VLOOKUP trong Microsoft Excel là một công cụ mạnh mẽ cho việc tìm kiếm và truy xuất dữ liệu từ một bảng dữ liệu sang một bảng khác. Một trong những ứng dụng phổ biến của hàm này là tìm kiếm dữ liệu giữa hai sheet khác nhau trong cùng một tệp Excel. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thực hiện điều này một cách chi tiết.

cách dùng hàm vlookup giữa 2 sheet

Bước 1: Chuẩn Bị Dữ Liệu

Trước khi bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP để truy xuất dữ liệu từ hai sheet khác nhau, bạn cần phải chuẩn bị dữ liệu một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng dữ liệu bạn muốn tìm kiếm nằm trong một cột riêng biệt và rằng có một giá trị duy nhất để tìm kiếm (giá trị dùng để so sánh) ở cả hai sheet.

Bước 2: Sử Dụng Hàm VLOOKUP

2.1. Chọn ô trong sheet nơi bạn muốn hiển thị kết quả.

Bạn cần chọn nơi bạn muốn hiển thị kết quả, thường là ở cùng hàng với ô nhập giá trị bạn muốn tìm kiếm

2.2. Sử dụng công thức sau:

hàm excel
=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup)
  • lookup_value: Đây là giá trị mà bạn muốn tìm kiếm trong sheet hiện tại.
  • table_array: Đây là phạm vi dữ liệu bạn muốn tìm kiếm. Bạn cần chỉ định phạm vi dữ liệu trên sheet khác.
  • col_index_num: Đây là số chỉ mục của cột trong phạm vi dữ liệu bạn muốn hiển thị kết quả. Ví dụ, nếu bạn muốn hiển thị dữ liệu từ cột B, col_index_num sẽ là 2.
  • range_lookup: Thông thường, bạn sẽ đặt giá trị này là FALSE hoặc 0 để tìm kiếm chính xác.

2.3. Sau khi bạn nhập công thức, hãy nhấn Enter. Hàm VLOOKUP sẽ trả về giá trị tương ứng từ sheet khác.

Ví dụ cụ thể

Giả sử bạn có hai sheet trong tệp Excel của mình: “Sheet1” và “Sheet2.” Bạn muốn tìm giá trị tương ứng với ID sản phẩm a từ “Sheet1” và hiển thị nó trên “Sheet2.” để tính tiền sản phẩm

Ví dụ sử dụng hàm vlookup

Trên “Sheet2,” ở ô sản phẩm hãy chọn công thức sau:

hàm excel
=VLOOKUP($B5,Sheet1!$B$4:$D$10,2,0)

Kết quả sẽ là giá trị từ cột C của “Sheet1” nơi mã sản phẩm a được tìm thấy và trả đúng thông tin về

Ví dụ sử dụng hàm vlookup trả về trên sheet khác

Giải thích từng giá trị nhập:

Giá trị công thức mình đang đặt ở cột C5 và giá trị đã trả về đúng với Sản phẩm 1.

  • lookup_value: ở đây mình nhập $B5 để mình luôn lấy giá trị cột B, để so sánh ra sản phẩm và giá thành của hàng tương ứng
  • table_array: ở đây mình nhập Sheet1!$B$4:$D$10 có nghĩa là mình muốn tìm kiếm bảng có vị trí B4->D10 ở Sheet1 ( dấu $ để cố định công thức trong Excel để khi mình kéo công thức không bị nhảy)
  • col_index_num: ở đây mình nhập 2 vì cột sản phẩm ở vị trí thứ 2 của bảng mình muốn tìm kiếm.
  • range_lookup: ở đây mình nhập 0 tương đương với FALSE vì mình muốn tìm kiếm chính xác, nến không tìm được sẽ trả về lỗi

2.4. Trường hợp sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 file khác nhau.

các bạn chỉ cần thêm giá trị [tên_tệp.xlsx] vào đầu thông tin của table_array

ví dụ:

hàm excel
=VLOOKUP($B5,[tên_tệp.xlsx]Sheet1!$B$4:$D$10,2,0)

trong ví dụ này ở table_array mình đã nhập [tên_tệp.xlsx]Sheet1!$B$4:$D$10 có nghĩa là mình muốn tìm kiếm bảng có vị trí B4->D10 ở Sheet1 nằm trong tệp tên_tệp.xlsx (bạn có thể thêm đuôi tên_tệp.xls nếu tệp của bạn đuôi xls)

Ở đây mình chỉ giới thiệu về hàm Vlookup nên mình chưa bọc hàm lỗi, trong thực tế bạn cần thêm 1 hàm iferror nữa để xử lý khi hàm vlookup không tìm thấy lỗi.

Một vài câu hỏi thông dụng

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể bạn vẫn đang thắc mắc, nếu có câu hỏi nào cần giải đáp bạn có thể gửi về địa chỉ dungtb.net@gmail.com mình sẽ bổ sung thêm

Hàm vlookup là gì?

Hàm VLOOKUP (Vertical Lookup) là một hàm tích hợp trong Microsoft Excel và các phần mềm bảng tính khác. Chức năng chính của hàm VLOOKUP là tìm kiếm một giá trị trong một phạm vi dữ liệu (thường được gọi là bảng) dựa trên một giá trị tham chiếu (lookup value) và trả về giá trị tương ứng từ cột khác trong bảng. Hàm VLOOKUP thường được sử dụng để kết hợp thông tin từ các bảng dữ liệu khác nhau hoặc để truy xuất dữ liệu từ một bảng lớn dựa trên giá trị tham chiếu.

Khi nào thì sử dụng hàm vlookup

Hàm VLOOKUP trong Excel là một công cụ mạnh mẽ cho việc xử lý dữ liệu và tạo các báo cáo. hàm VLOOKUP có thể kết hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu, tính toán đơn hàng dựa trên mã ID, tạo các danh mục dữ liệu, tính toán theo điều kiện…

Xử lý như thế nào khi gặp phải lỗi ‘#N/A’

Nếu giá trị tìm kiếm không tồn tại trong sheet đích, hàm VLOOKUP sẽ trả về lỗi ‘#N/A’. Điều này có thể được xử lý bằng cách sử dụng hàm IFERROR hoặc kiểm tra trước giá trị trước khi thực hiện công thức.

Tôi nhập đúng hàm nhưng hàm Excel không hoạt động

Excel có 2 định dạng phân cách trong hàm là ‘,‘ với ngôn ngữ tiếng Anh và ‘;‘ với ngôn ngữ tiếng Việt, bạn có thể đổi lại ký tự phân cách này trong hàm. Cuối cùng bạn vẫn phải hiểu hàm đó để sử dụng đúng cứ pháp và ý định của bạn.

Sử dụng hàm VLOOKUP giữa hai sheet trong Excel là một cách hiệu quả để kết hợp và trích xuất thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Điều này rất hữu ích cho công việc tổng hợp và phân tích dữ liệu trong môi trường làm việc hàng ngày. Chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị dữ liệu cẩn thận và sử dụng công thức VLOOKUP một cách chính xác để đảm bảo tính chính xác của kết quả.

Để học thêm chuyên mục thủ thuật Excel để xem nhiều bài viết thú vị

5/5 - (13 bình chọn)